Bánh kẹo nằm trong nhóm các mặt hàng bị làm giả trầm trọng và có mức độ lưu thông lớn trên thị trường Việt Nam, phủ khắp từ bình dân đến cao cấp. Bánh kẹo giả, nhái ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và giảm niềm tin của người tiêu dùng. Hiện tại, xuất hiện nhiều bánh kẹo giả của các thương hiệu bánh kẹo nhập ngoại, của các hãng bánh kẹo lớn nổi tiếng trong nước hoặc liên doanh, nhà nhập khẩu được người dân mến mộ thời gian qua,… tại thị trường Việt Nam.
Hành vi làm giả làm nhái ngày càng tinh vi, họ đánh lừa người tiêu dùng bằng cách giữ nguyên mức giá để người tiêu dùng không nghi ngờ, vì vậy tuy giá thành xấp xỉ bằng nhau nhưng chất lượng bánh bên trong lại cực thấp. Bài viết này thucphamduchanh.com sẽ chỉ ra các thương hiệu hay bị làm nhái nhất, để người tiêu dùng lưu ý hơn khi mua sắm.
1.Bánh Danisa
Bánh Danisa – sản phẩm có sức ảnh hưởng mạnh nhất tới thị trường quà tết, bởi đây là dòng bánh quy bơ cao cấp sản xuất tại Indonesia công nghệ Đan Mạch, hương vị thơm ngon, bao bì sang trọng thích hợp để biếu tặng. Chính vì thế, bánh Danisa bị làm giả hoặc nhái (tên được đặt gần giống như: Damisa, Danixa, Danissa,…)
Bánh nhái thương hiệu Danisa có trong giỏ quà Tết. (Ảnh: Phương Đông).
2. Bánh Choco Pie
Choco pie là thương hiệu đến từ Hàn Quốc, có thể nói đây là loại bánh được mọi độ tuổi ưa thích. Những loại bánh có vỏ hộp, màu sắc tương tự với những cái tên khác như: Chocopai, Chocoopie, Choocopie,… là ví dụ điển hình của hàng giả, hàng nhái của sản phẩm này.
Bánh ChocoPie hàng thật, Chocopai hàng nhái nhưng người dân không thể phân biệt được. (Ảnh: Baomoi)
3. Bánh trứng Custas
Tương tự như Choco pie, hàng giả hàng nhái của Custas vẫn mang màu vàng chủ đạo, chỉ khác nhau ở một vài chữ cái từ C-U-S-T-A-D thành C-U-S-T-A-R-D thoạt nhìn không khác gì nhau, rất khó phân biệt.
4. Bánh Oreo
Tiếp theo là bánh Oreo, loại bánh quy được giới trẻ yêu thích và bị làm giả làm nhái trên thị trường. Cũng như những loại bánh kẹo trên, thiết kế bên ngoài của sản phẩm nhái giống đến 80-90% sản phẩm thật, còn tên thì được viết khác đi như Ozeo, Oroe, Borio, …
5. Bánh Cosy
Bánh Cosy là sản phẩm bánh quy từ thương hiệu bánh kẹo lớn của Việt Nam. Những cái tên như Cozy thay chữ s thành z, hay Gosy thay chữ C bằng G, hay Gozy thay C và s thành G và Z cũng được nhái rất tinh vi che mắt người tiêu dùng.
6. Kẹo Alpenliebe
Kẹo Alpenliebe xuất hiện trên thị trường từ năm 1997 với thông điệp “ngọt ngào như vòng tay âu yếm” và giành được chỗ đứng quan trọng trên thị trường. Bởi quá phổ biến nên loại kẹo này đã được làm nhái đi rất nhiều, những cái tên như: Annabella, Anpennibe, với nhiều chữ cái được viết khác đi nhưng làm màu sắc vỏ kẹo giống y hệt dễ đánh lừa người tiêu dùng.
7. Kẹo Kitkat
Bạn có biết cứ 1s có đến 650 thanh bánh socola Kitkat được tiêu thụ trên toàn thế giới. Xuất xứ từ Nhật Bản, Kitkat có mặt tại 16 quốc gia và có lượng tiêu thụ cực lớn nhờ hương vị đặc biệt sáng tạo. Khi mới có mặt tại thị trường Việt Nam, Kitkat gây sốt và không lâu sau xuất hiện những sản phẩm giả, nhái rất tinh vi.
Nguyên nhân để các sản phẩm giả, nhái tràn lan trên thị trường vì khâu quản lý còn lỏng lẻo. Bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại uy tín thì phần lớn người dân mua sắm tại các cửa hàng, đại lý nhỏ lẻ… chính những nơi này sản phẩm giả rất dễ trà trộn vào.
Hành vi làm giả làm nhái các sản phẩm đặc biệt là thực phẩm không những ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Hiểu được điều này, tất cả các sản phẩm của Thực phẩm Đức Hạnh tập trung phân phối cho những hệ thống siêu thị lớn, uy tín, có kiểm định khắt khe. Tuy khả năng tiếp cận khách hàng thấp hơn nhưng giảm thiểu khả năng sản phẩm bị làm giả và làm nhái, mong rằng sau bài viết này Đức Hạnh sẽ giúp mọi người sẽ sáng suốt hơn khi mua sắm, tiêu thụ bánh kẹo!