Thời tiết giao mùa là điều kiện lý tưởng cho dịch sốt xuất huyết phát triển và bùng phát. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém. Do vậy, các mẹ hãy chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết cho bé và cả gia đình bằng những lưu ý sau đây.
Cách nhận biết muỗi truyền bệnh xuất sốt huyết
Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, trước hết cần phân biệt và nhận biết muỗi lây bệnh. Bởi muỗi là vật trung gian cũng là nguồn lây nhiễm chính. Muối lây bệnh sốt xuất huyết có thể nhận biết bằng các đặc điểm sau:
- Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
- Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
Trong đó, muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa… Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.
Cẩm nang phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả
Vệ sinh môi trường sống, loại bỏ môi trường sinh sản và phát triển của muỗi
Như đã nói, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sinh sản ở các ao, chum, vũng nước, nơi vệ sinh không đảm bảo. Do vậy, để loại bỏ muỗi, các mẹ cần lưu ý làm sạch môi trường sống. Cụ thể:
- Đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
- Với những vật dụng chứa nước chưa dùng đến, hãy lật úp chúng lại để đảm bảo không có nước dư thừa
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà
- Thay nước bình hoa thường xuyên
- Đậy nắp thùng rác khi không sử dụng
- Đổ rác mỗi ngày và vệ sinh thùng rác mỗi tuần để tránh tình trạng rác bị đọng lại ở đáy thùng
- Tránh để trẻ chạm vào thùng rác.
Phòng chống muối đốt
Để phòng ngừa bị muỗi đốt. Ban ngày mẹ nên ưu tiên mặc quần áo dài tay cho bé. Nên chọn những bộ quần áo màu sáng, thay vì màu tối. Bởi theo nghiên cứu thì các màu sắc tối dễ thu hút muỗi nhiều hơn.
Khi ngủ mẹ nên mắc màn, mùng kể cả ban ngày và ban đêm để phòng ngừa muỗi đốt. Không chỉ vậy theo các chuyên gia, cha mẹ cũng nên chủ động phun thuốc muỗi trong nhà kết hợp với các sản phẩm chống muỗi cho bé. Lưu ý nhỏ khi sử dụng sản phẩm chống, đuổi muỗi là cha mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn, tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ, bác sĩ để chọn loại phù hợp, an toàn với trẻ nhỏ.
Kết hợp với các phương pháp đuổi muỗi tự nhiên
Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi chuyên dụng, cha mẹ cũng có thể tận dụng những phương pháp đuổi muỗi tự nhiên. Ví dụ như dùng tinh dầu long não, bạc hà, chanh xả… Đôt trong phòng kín khoảng 15 – 20 phút trước khi sử dụng để loại bỏ muỗi một cách triệt để.
Ngoài ra sử dụng vợt điện để diệt muỗi trú ẩn trong nhà cũng là cách hay mà cha mẹ có thể áp dụng thường xuyên.
Trên đây là những lưu ý để nhận biết cũng như chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Mong rằng những phương pháp được Đức Hạnh chia sẻ trên đây sẽ giúp bé tránh xa bệnh tật. Đừng quên bổ sung những sản phẩm bánh kẹo của Đức Hạnh để giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cho cuộc sống luôn ngọt ngào nhé!