Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – mở đầu là sự kiện khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945)
-
Bối cảnh lịch sử
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về căn gác số 48 – Hàng Ngang dành thời gian lớn để soạn bản Tuyên ngôn Độc lập trong khoảng từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 8.
-
Ngày Quốc khánh đầu tiên của Việt Nam 2/9/1945
Vào chiều ngày 2/9/1945, tại Hà nội, hơn 50 vạn người dân đã tụ họp tạo Quảng trường ba Đình để chào đón sự thành lập của chính phủ mới.Thay mặt cho toàn thể chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Bác hỏi mỗi người dân cùng sự tôn trọng “Đồng bào có nghe rõ không?”. Và đáp lại Bác là sự phấn khởi của đám đông triệu người “Rõ”
Trong buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành được thông qua Cách mạng Tháng Tám hoàn toàn chính nghĩa và yêu cầu các nước Đồng minh tôn trọng chủ quyền nước ta. Bên cạnh đó, Hồ Chủ tịch kiên quyết cảnh báo mỗi người dân Việt Nam phải giữ vững lòng đấu tranh chống lại mọi âm mưu của Thực dân Pháp, tôn trọng, biết ơn thành quả cách mạng của dân tộc.
-
Ý nghĩa lịch sử Ngày Quốc khánh
Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là văn kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Sự kiện khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc, là bài học ý nghĩa cho sự giành, giữ chủ quyền của nước ta nói riêng và các nước đang trên con đường phát triển chủ nghĩa xã hội nói chung.
Hơn 70 năm trôi qua, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, liều mình bảo vệ lời thề thiêng liêng ngày độc lập “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”