Trẻ em có hệ miễn dịch kém nên khi tiếp xúc với các tác nhân ngoài môi trường dễ dẫn đến dị ứng. Khi trẻ bị dị ứng cơ thể trẻ có thể xuất hiện các tổn thương trên da như sẩn ngứa,  nổi mề đay, mẩn đỏ, hắt hơi, sổ mũi hoặc các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng da, phát ban mãn tính, thở khò khè, tụt huyết áp, nhiều trường hợp có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên?

webs

  • Nguyên nhân gây ra dị ứng

Trẻ bị dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các tác nhân thường gặp là:

  • Nơi ở, khu vui hay trong nhà ẩm thấp
  • Mối mọt, vi khuẩn ở các vật dụng như chăn, gối, đồ chơi,…
  • Lông chó, mèo, động vật, côn trùng
  • Trẻ dùng thuốc, thức ăn không hợp
  • Do di truyền từ bố mẹ hay người thân khác trong gia đình
  • Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp phản ứng

 

 

  • Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng

Bất cứ các tác nhân từ bên trong hay bên ngoài đều có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp điều trị dị ứng ở trẻ như sau:

  • Làm sạch, vệ sinh, đảm bảo cho da bé luôn sạch và khô thoáng
  • Tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm và dưỡng ẩm cho trẻ để tránh gây tình trạng khô da
  • Không để cho trẻ gãi lên vùng da bị mẩn, ngứa
  • Những ngày nắng, gió, giao mùa cần tránh cho trẻ ra ngoài. Nếu ra ngoài cần che chắn cẩn thận
  • Cho trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi kéo dài, khó thở
  • Đưa trẻ đến bác sĩ da liễu trong trường hợp trẻ bị dị ứng nặng, cần đến thuốc

Trên đây là những lời khuyên của Đức Hạnh gửi đến các bậc phụ huynh khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh dị ứng để bảo vệ cho sức khỏe và sự an toàn của trẻ nhỏ.