Sữa tươi là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, uống sữa không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới cơ thể của trẻ, gây hại tới hệ tiêu hóa của con yêu. Sau đây, Thực phẩm Đức Hạnh sẽ cung cấp thêm cho các mẹ những thông tin hữu ích để mẹ biết cách cho con yêu uống sữa tươi đúng cách, hiệu quả.
-
Độ tuổi có thể uống sữa tươi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, độ tuổi thích hợp nhất để uống sữa tươi ở trẻ là trên 1 tuổi. Bởi vì, trong sữa tươi có rất nhiều chất dinh dưỡng mà hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi không tiêu hóa được. Vì vậy, uống sữa tươi quá sớm ở trẻ em có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong sữa tươi trong cơ thể của trẻ dưới 12 tháng tuổi còn gây ra nhiều hiện tượng như mất nuốc, táo bón, nóng trong, đầy bụng,… và có thể dẫn đến suy thận.
-
Thời điểm uống sữa thích hợp
Mẹ chỉ nên cho bé uống sữa sau bữa chính 1-2 tiếng. Vì uống sữa tươi sẽ khiến trẻ dễ no và không có hứng thú với bữa ăn chính, làm trẻ biếng ăn
-
Lượng sữa thích hợp để bổ sung cho trẻ
Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ nên bắt đầu cho bé tập uống sữa tươi từ 100-150ml mỗi ngày để cơ thể bé có thể làm quen với việc tiêu hóa sữa tươi. Đối với bé 2 tuổi, lượng sữa tốt nhất mà mẹ cần bổ sung mỗi ngày là từ khoảng 200-300ml. Bên cạnh cho con làm quen với sữa tươi, mẹ cũng cần kết hợp cùng sữa bột để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con
Trẻ từ 3-6 tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn, đây cũng là lúc mà mẹ cần bổ sung cho con đa dạng các chất dinh dưỡng và thực phẩm, lượng sữa tươi cũng nhiều hơn từ 400-500ml.
Ở tuổi thiếu niên, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho con lượng sữa tươi từ 500-700ml kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để giúp trẻ phát triển cao lớn, thông minh hơn mỗi ngày.
Bổ sung sữa tươi cho con đúng cách sẽ giúp cho bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Uống sữa quá sớm, sai thời điểm hay quá nhiều không những không giúp trẻ hấp thu được các chất dinh dưỡng có lợi mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ