Mẹ có biết rằng trong thế giới bé nhỏ của trẻ, đồ chơi như một “công cụ” để trẻ cùng giao tiết với cha mẹ và học hỏi nhiều điều mới lạ. Chọn đúng đồ chơi phù hợp theo lứa tuổi có thể giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo. Vậy, mẹ đã biết cách chọn đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé chưa? Cùng Đức Hạnh khám phá ngay sau đây.
Đồ chơi phát triển trí tuệ là gì?
Bước vào giai đoạn trẻ 1 – 2 tuổi sẽ có những thay đổi đánh dấu hành trình khôn lớn đầu tiên. Tròn một tuổi trở lên cũng chính là giai đoạn bé tiếp thu thông tin tốt nhất. Thời điểm này, đồ chơi không chỉ giúp bé vui mà còn giúp bé phát triển trí não và tìm hiểu thế giới bên ngoài. Vì vậy việc lựa chọn đồ chơi trẻ em cần sự chăm chút hơn của cha mẹ.
Theo đó, đồ chơi phát triển trí tuệ được cho ra đời nhằm mục đích kích thích trí tò mò, óc sáng tạo và tinh thần của trẻ. Tùy thuộc vào từng chủ đề và nhà sản xuất mà các món đồ chơi sẽ được làm theo hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mục đích chung của các loại đồ chơi này là thu hút sự chú ý của trẻ và gây ra những phản ứng thường trực trong trẻ.
Những phản ứng này giúp trẻ “tập quen” với thế giới xung quanh, nhất là những khái niệm, quy tắc, kiến thức trong thế giới của người trưởng thành. Từ đó giúp bé có nhận thức sâu rộng về thế giới.
Cách chọn đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ từ 1 tuổi
Đồ chơi phải an toàn
Không cần thiết phải đầu tư cho bé quá nhiều đồ chơi, nhưng phải đảm bảo chất lượng và sự an toàn của trẻ lên hàng đầu. An toàn ở đây đến từ những yếu tốt như chất liệu, thiết kế. Cụ thể: thiết kế không gây hóc, kẹp tay chân, không có những cạnh sắc bén hoặc khối lượng quá nặng bởi sẽ dễ gây tổn thương cho bé… Không chỉ vậy, đồ chơi cũng không nên phát ra âm thanh quá lớn vì có thể gây hại cho thính giá của trẻ.
Chọn đồ chơi hợp với lứa tuổi
Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể tiếp xúc với đồ chơi phát triển trí tuệ. Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi bé đã biết đi và đang hứng thú với những trò chơi có tính chất xếp chồng, tháo ra lắp vào, mẹ có thể mua cho bé các bộ đồ chơi xếp hình, hay những bộ phận có thể xếp chồng lên nhau để bé phát triển tư duy logic.
Bên cạnh đó, thời gian này những đồ chơi hình khối, màu sắc và phát triển ngôn ngư cũng rất lý tưởng cho trẻ.
Từ 2 – 3 tuổi: Lúc này bé đã có những nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh. Khả năng ngôn ngữ cũng như trí tuệ, thể lực đã phát triển hơn hẳn. Vì vậy mẹ có thể bổ sung thêm các món đồ chơi mô hình như mô hình nông trại, trường học, siêu thị… Hoặc những món đồ chơi mang tính chất hướng nghiệp như bác sĩ, nấu ăn, cơ khí hay bút màu, đất nặn cũng là những lựa chọn hoàn hảo.
Từ 3 – 4 tuổi bé đã thể hiện được sở thích cá nhân của mình. Do vậy, mẹ có thể cho bé tự chọn đồ chơi yêu thích trong khuôn khổ những gợi ý của mẹ. Ở độ tuổi này, những đồ chơi phát triển tư duy với độ khó cao hơn như xếp hình puzzle, rubik cũng nên cho bé trải nghiệm.
Lựa chọn những nhà sản xuất uy tín
Cũng giống như thực phẩm hàng ngày, đồ chơi là vật dụng bé tiếp xúc thường xuyên và có thể học hỏi được nhiều thứ từ đây. Vì vậy mà cha mẹ hãy xem đây như một khoản đầu tư thông minh bằng cách không nên mua quá nhiều. Thay vào đó hãy chọn kỹ những nhà sản xuất uy tin với sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn cho bé.
Có như vậy, đồ chơi phát triển trí tuệ mới phát huy được hết công dụng, mang đến cho bé những phút giây thư giãn vui vẻ và bổ ích.