Trên thực tế, trong quá trình khôn lớn của mỗi đứa trẻ đều có những mốc phát triển quan trọng biến đổi tâm lý của trẻ. Để gần gũi với con hơn, cha mẹ cần thấu hiểu tâm lý để có thể dễ dàng trong việc giáo dục và định hướng tính cách cho con
Các thời kỳ phát triển tâm lý mà cha mẹ cần chú ý bao gồm:
-
Giai đoạn 0-1 tuổi
Khoảng thời gian đầu tiên làm quen với thế giới mới của bé vô cùng quan trọng. Một môi trường sống mới với các điều kiện tự nhiên như âm thanh, ánh sáng, thời tiết,… hình thành nên thói quen sống của bé
Đây là khoảng thời gian mà bé bắt đầu những hoạt động đầu tiên trong đời, bé cần được cha mẹ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn uống, ngủ nghỉ, trò chuyện. Để hình thành cho bé một tâm lý phát triển theo hướng tích cực, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc để con có thể gần gũi, cảm nhận được tình yêu thương gia đình, không dẫn đến những bất ổn tâm lý.
-
Giai đoạn 1-3 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ có sự phát triển cơ bản về những hoạt động đi lại cùng ngôn ngữ. Bé đã bắt đầu chủ động tìm tòi, học hỏi những thứ xung quanh bởi sự tò mò với thế giới.
Cha mẹ cần có những hành động tích cực để trẻ bắt chước theo. Vì có sự phát triển về ngôn ngữ cho nên trong thời kì này cha mẹ nên cùng bé nói lời yêu thương để trẻ cảm nhận được tình yêu tạo hướng phát triển tích cực về tâm lý.
-
Giai đoạn 3-6 tuổi
Đây là thời kì bé bắt đầu xây dựng cái tôi của bản thân, biết tự suy nghĩ, sử dụng đồ dùng và hiểu được những lời người lớn nói.
Để giúp con có hướng phát triển tốt, cha mẹ nên có những hoạt động và lời nói tích cực, cho con tìm hiểu về thế giới xung quanh hay có thể dạy con những bài học nhỏ trong cuộc sống. Việc hướng con đến những điều tích cực trong giai đoạn này có tác dụng quan trọng hình thành nhân cách của trẻ
-
Giai đoạn 6-11 tuổi
Bé bắt đầu làm quen với một môi trường và khuôn phép mới trong giai đoạn đi học này. Việc giáo dục kết hợp từ thầy cô và cha mẹ sẽ giúp trẻ hình thành ý thức, những thói quen, khép mình vào những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Đây là giai đoạn hình mẫu nên cha mẹ cần làm gương cho con trong các hoạt động ứng xử và sinh hoạt thường ngày.
Những diễn biến tâm lý của trẻ em trong giai đoạn này vô cùng phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ở giai đoạn này, trẻ có sự chủ động trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động trong suy nghĩ và hành động của bản thân và đề cao cái tôi của bản thân cao.
Trẻ ở giai đoạn này vô cùng nhạy cảm với đánh giá của mọi người xung quanh. Vì vậy, để trẻ phát triển tâm lý theo hướng tốt nhất cần có sự hướng dẫn tinh tế, khéo léo và chỗ dựa tình thương vững chắc của gia đình.