Top 5 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng là biện pháp mà nhiều gia đình lựa chọn để ứng phó với các diễn biến ngày càng phức tạp của Covid-19. Nâng cao đề kháng cá nhân cũng là bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy, hãy cùng Đức Hạnh tìm hiểu 5 loại thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch ngay trong bài viết dưới đây.

Trái cây họ cam quýt

NDT3497

Nhắc đến thực phẩm tăng sức đề kháng, không thể không kể đến trái cây họ cam quýt. Được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, cam, quýt, bưởi… là thực phẩm cần bổ sung cho gia đình trong mùa đại dịch. Vitamin C có tác dụng vượt trội trong việc hỗ trợ củng cố và tăng cường sức đề kháng. Vitamin này giúp tăng khả năng sản sinh bạch cầu trong máu. Từ đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập của virus, mầm bệnh. 

Có vai trò quan trọng với sức khỏe nhưng cơ thể con người không thể tự sản sinh vitamin C. Do vậy, cần phải bổ sung Vitamin C thường xuyên bằng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe. Với những người có tiền sử bệnh dạ dày thì nên tránh ăn cam quýt khi đói. Có thể đan xen sử dụng rau cải thìa, rau mầm, đu đủ, ổi… để cung cấp Vitamin C cho cơ thể.

Sữa chua

Các nhà khoa học đã khẳng định, hệ tiêu hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ miễn dịch. Nói cách khác, tiêu hóa khỏe thì miễn dịch mới mạnh. Vì vậy, sữa chua – nguồn lợi khuẩn cho tiêu hóa rất cần thiết trong giai đoạn này. Những lợi khuẩn trong sữa chua, giúp cải thiện tiêu hóa, hấp thụ và tăng cường đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp Vitamin D – chất kích hoạt co hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Có thể kết hợp sữa chua cùng trái cây tươi, vừa bổ sung thêm dưỡng chất vừa ngon miệng, hấp dẫn. Khi chọn sữa chua, nên tránh dùng sữa chua có nhiều đường. Trong mùa dịch nghỉ dài, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà. Công thức đơn giản mà thành quả thơm ngon lại đảm bảo an toàn nữa. 

Bông cải xanh

 

Bông cải xanh là thực phẩm tăng sức đề kháng rất tốt trong giai đoạn này. Bông cải xanh là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin tuyệt vời như Vitamin A, C, E và hàm lượng chất C cao. Bạn có thể dễ dàng chế biến bông cải xanh thành các món ăn thơm ngon cho gia đình. Lưu ý nhỏ trong quá trình chế biến là nên rút ngắn thời gian đun nấu ngắn nhất có thể. Nấu trong thời gian dài và nguồn nhiệt cao làm mất đi các chất dinh dưỡng trong bông cải xanh.

Hải sản

Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, hải sản còn là nguồn cung cấp Kẽm dồi dào. Dù không nổi bật trong “làng” tăng đề kháng như Vitamin C nhưng Kẽm có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ các tế bào miễn dịch. Kẽm cần thiết cho quá trình tăng sinh tế bào, nhất là các tế bào miễn dịch. Các nhóm tế bào miễn dịch như bạc cầu, tế bào T, tế bào B… đều chịu sự ảnh hưởng của hàm lượng Kẽm.

Khi kết hợp kẽm cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm nguy cơ viêm phổi. Đồng thời, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Vì vậy, hãy bổ sung hải sản như cua, sò, tôm, ốc… trong thực đơn của gia đình mình nhé! 

Tỏi

Tỏi được biết đến như một gia vị nhưng đồng thời cũng là thực phẩm tăng sức đề kháng và phòng cúm rất tốt. Tỏi được ví như kháng sinh tự nhiên với thành phần Allicin. Hoạt chất giúp kích thích các tế bào bạch cầu và tế bào miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh. Theo các chuyên gian, mỗi người nên sử dụng 1-3 tép tỏi/ngày. Không nên lạm dụng, ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc. 

Nếu sử dụng tỏi như gia vị, không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Có thể đập dập, băm nhỏ để 10-15 phút rồi mới chế biến. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong, ăn tỏi tươi hoặc luộc để tăng cường đề kháng. 

 

Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình ngay lúc này. Tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, cùng Đức Hạnh, ở nhà là yêu nước, ở nhà là bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội bạn nhé!