Bánh kẹo, đồ ngọt là các món ăn vặt yêu thích của nhiều bạn nhỏ. Với nhiều bé, đồ ngọt là một phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Điều đó khiến các phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của bé. Cho trẻ ăn lượng đường bao nhiêu là tốt? Cùng Đức Hạnh tìm hiểu ngay sau đây!

Không nên cấm con ăn đồ ngọt

IMG 9376

Rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ và quan điểm cấm con ăn đồ ngọt. Họ cho rằng đồ ngọt chỉ có hại cho thể trạng và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Đường giúp cải thiện mùi vị của các món ăn thêm hợp với khẩu vị của bé. Do vậy mà trẻ em có xu hướng thích và ăn nhiều các món ăn có đường hơn. Không chỉ vậy, đường được xem như một loại “thuốc giảm đau tự nhiên” giúp giảm cơn đau khá hiệu quả cho trẻ nhỏ. 

Do vậy, cha mẹ không nên cấm con ăn đồ ngọt mà thay vào đó hãy kiểm soát chính xác các thực phẩm bé sử dụng hàng ngày. Từ đó hạn chế thực phẩm chức nhiều đường không tốt cho sức khỏe của bé. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hẹn chế chứng nghiện đồ ngọt ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Cho trẻ ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em không nên tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày (tương đương 6 muỗng cà phê). Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ lượng đường có thể tiêu thụ mỗi ngày sẽ thay đổi. Cụ thể:

 

25g đường này tương đương với lượng đường trong 1 thanh socola nhỏ và ít hơn lượng đường trong 1 lon nước ngọt. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, cha mẹ không nên thêm đường trong khẩu phần ăn của trẻ dưới 2 tuổi. Cho bé dùng đường lúc này không có lợi mà ngược lại còn có hại cho sức khỏe của bé. 

Thực tế các sản phẩm đóng hộp quen thuộc cho bé như sữa chua, váng sữa, sữa tươi, nước ép hoa quả, nước ngọt… Đều có lượng đường nhất định. Một số loại lượng đường còn vượt quá mức an toàn cho bé. Do vậy, cha mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm trước khi cho các bé dùng.

Làm sao để giảm lượng đường hàng ngày cho bé? 

 

Với các bé yêu thích thậm chí là nghiện đồ ngọt thì rất khó để kiểm soát lượng đường không quá 25g mỗi ngày. Về cơ bản, cha mẹ nên thực hiện việc này một cách tuần tự, từng bước cắt giảm lượng đường để các bé quen dần. Khi nấu ăn, thay vì cho đường để thêm hương vị, mẹ có thể thay bằng hạnh nhân, vani, đậu khấu… Cũng tạo vị ngọt tự nhiên mà an toàn cho sức khỏe.

Tiếp đó là loại bỏ những thực phẩm có chứa nhiều đường như nước giải khát, nước uống có gas… Kẹo, bánh kẹo, bánh ngọt cũng cần kiểm soát số lượng, nên chọn những loại đồ ăn vặt có lượng đường thấp, ít hoặc không chứa carbonhydrat như kẹo thạch Zai Zai để bé thưởng thức 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, nước ép trái cây cũng là thực phẩm nên hạn chế. Dù nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhưng trong quá trình chế biến lại thường cho thêm đường. Điều này vô tình khiến lượng đường bé ăn hàng ngày tăng cao, không tốt cho bé. 

Đồ ngọt không hoàn toàn xấu với các bé nhưng để đảm bảo sức khỏe, cha mẹ vẫn cần kiểm soát lượng đường hàng ngày của bé. Duy trì thói quen đọc thành phần dinh dưỡng của sản phẩm trước khi mua và lựa chọn những sản phẩm từ thương hiệu tốt cho sức khỏe như Đức Hạnh cũng là thói quen cha mẹ nên xây dựng từ bây giờ. 

Hi vọng với những thông tin trên, cha mẹ sẽ giúp con mình không mắc phải các căn bệnh liên quan đến việc sử dụng quá nhiều đường và có được một sức khỏe thật tốt.