Thời tiết Hà Nội năm nay bước vào mùa đông sớm hơn, kèm theo đó là những cơn mưa là điều kiện lý tưởng cho virus mầm bệnh phát triển. Thời gian này, chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần hết sức chú ý bởi chỉ một chút thay đổi nhỏ cũng khiến bé bị ảnh hưởng. Cùng Đức Hạnh “bỏ túi”  những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe trẻ trong mùa lạnh ngay nhé.

1. Giữ ấm cho trẻ 

1 2

Trong thời tiết này, giữ ấm cho trẻ là việc rất cần thiết. Do đặc thù thân nhiệt trẻ em thường thấp hơn người lớn nên khi nhiệt độ hạ thấp trẻ dễ bị cảm lạnh hơn. Khi giữ ấm cho bé, cha mẹ cần lưu ý các vị trí: hai bàn chân, ngực, cổ và đầu. Những vị trí này nên được che chắn kỹ và tránh gió lạnh.

Buổi đêm, nhiệt độ xuống thấp hơn nên cha mẹ hãy cho bé mặc áo dài tay, chất vải thoáng mát, thấm hút tốt. Cũng không nên ủ ấm quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không được lau khô sẽ dễ khiến bé cảm lạnh, viêm phổi hơn. Nhiệt độ phòng của bé nên duy trì từ 25-28 độ C. Với các bé đã đi học, mẹ nên chuẩn bị thêm 1 chiếc áo dài tay hoặc áo khoác trong cặp để con có thể dùng nếu chẳng may trời đổ mưa hoặc nhiệt độ giảm bất ngờ.

2. Giữ vệ sinh sạch sẽ

2 1

Trong thời tiết mùa lạnh, việc vệ sinh sạch sẽ thân thể cũng rất quan trọng. Với trẻ sơ sinh, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày giúp loại bỏ các chất gây bám trên da. Hạn chế tình trạng bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm. Trẻ lớn hơn, tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, da chết, làm sạch da và hạn chế vi khuẩn mầm bệnh. 

Lưu ý khi tắm cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện trong phòng kín. Nếu phòng dùng điều hòa thì nên bật trước khoảng 20 phút để nhiệt độ trong phòng thật ấm áp. Nước tắm cho con nên để bằng nhiệt độ cơ thể, giao động từ 36-37 độ C. Thời gian tắm không quá 10 phút, nếu thời tiết quá lạnh, có thể 2-3 ngày tắm một lần. Khi tắm xong nên mặc quần áo ấm, ủ ấm những vị trí dễ bị cảm lạnh và tránh gió cho bé.

3. Chú ý đến dinh dưỡng của bé

3 1

Mùa lạnh đến cũng là lúc bệnh theo mùa sinh sôi và phát triển. Quen thuộc phải kể đến như cảm cúm, viêm phổi, xuất sốt huyết… Do vậy, cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng để củng cố đề kháng cho bé. Với các bé còn bú sữa mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức. Với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây chín và các thực phẩm tăng cường đề kháng.

Ngoài ra, thời gian này độ ẩm không khí cũng thấp hơn nên đừng quên cho bé uống nhiều nước và ăn thức ăn dạng lỏng giúp bé dễ dàng hấp thụ hơn.

4. Chỉ nên cho bé ra ngoài vào khung giờ đẹp

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sơ sinh ra ngoài trong thời tiết lạnh giá. Kể cả với các bé lớn cũng cần giữ ấm cẩn thận cho bé nếu ra ngoài. Cha mẹ nên tận dụng những khung giờ đẹp có ánh nắng ấm áp với cường độ yếu để cùng bé đi dạo, tắm nắng. 

Đây là việc làm cần thiết để bé hấp thụ vitamin D. Việc tắm nắng cho trẻ vào mùa đông nên thực hiện vào khung giờ từ 9 đến 10 giờ sáng, buổi chiều có thể cho trẻ ra ngoài từ 10 đến 15 phút vào khung giờ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều. Các khoảng thời gian khác bạn không nên cho trẻ ra ngoài.

 

Trên đây là những kinh nghiệm chăm sóc cho trẻ trong thời tiết trở lạnh. Cha mẹ hãy lưu lại những kinh nghiệm này để cùng Đức Hạnh chăm sóc và bảo vệ bé luôn khỏe mạnh, hoạt bát và phát triển toàn diện nhé.